Bệnh sùi mào gà

  • Ngày Đăng : 14 Tháng Năm, 2021
  • Lượt Xem : 173

Bệnh sùi mào gà : Trang thông tin tư vấn về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, cách phòng tránh và điều trị sùi mào gà dành cho bệnh nhân và cộng đồng của PHÒNG KHÁM DA LIỄU QUỐC TẾ MOTIVA

HPV ( Genital Warts) Vi rút gây nên bệnh sùi mào gà ở nam và nữ


Sùi mào gà (SMG) (genital warts) hay còn gọi là hạt cơm sinh dục, mụn cóc sinh dục là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục do HPV (Human Papilloma virus – virus sinh u nhú ở người) gây ra. Đây là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất.

Bệnh lây qua quan hệ tình dục (sinh dục-sinh dục, hậu môn-sinh dục, sinh dục-miệng) và mẹ truyền sang con (qua sinh đường dưới). Hiện tại chưa có nhiều bằng chứng ghi nhận đường lây qua tiếp xúc gián tiếp như dùng chung đồ dùng (khăn tắm, áo quần,…) với người bệnh. Người truyền bệnh Sùi mào gà có thể đang có thương tổn da hoặc chỉ mang HPV mà không hề có biểu hiện lâm sàng.

Quan niệm chỉ “quan hệ ngoài” hay dùng bao cao su khi quan hệ thì không bị lây SMG là sai vì bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp da niêm mạc vùng sinh dục với da niêm mạc vùng sinh dục người nhiễm HPV. Trên thực tế, nam giới dùng bao cao su khi quan hệ thường mắc sùi mào gà ở gốc dương vật.

2. Biểu hiện và triệu chứng sùi mào gà như thế nào? Làm sao để biết mình mắc bệnh?

Sùi mào gà đặc trưng bởi các sẩn, mảng sùi (nốt gờ lên trên mặt da, bề mặt xù xì, có thể có hình dáng giống ngón tay hoặc súp lơ) màu da, nâu, hồng ở vùng da niêm mạc sinh dục, hậu môn, miệng. Bệnh nhân thường có biểu hiện lâm sàng sau 3 tuần – 9 tháng nhiễm HPV.

Các thương tổn da thường ít gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Đa phần là phát hiện tình cờ. Số ít bệnh nhân có thể có cảm giác ngứa hay đau, ra máu khi quan hệ.

Không có xét nghiệm máu nào có thể tầm soát và chẩn đoán sùi mào gà. Khi bệnh nhận có thương tổn nghi ngờ hoặc lo lắng cần đến các để khám và chẩn đoán.

Xem thêm: Hình ảnh bệnh sùi mào gà

3. Sùi mào gà có gây ung thư?

Mắc sùi mào gà nói riêng hay nhiễm HPV nói chung có liên quan mật thiết đến chuyển dạng và ung thư, đặc biệt Ung thư cổ tử cung, âm hộ âm đạo ở nữ giới, ung thư hậu môn, niêm mạc miệng. 90% chuyển dạng và ung thư cổ tử cung liên quan đến các type HPV nguy cơ cao: 16, 18, 26, 31, 33, 35,…

Do đó song song với việc chẩn đoán và điều trị sùi mào gà bệnh nhân mắc sùi mào gà cần được định type HPV để được tư vấn và theo dõi nguy cơ loạn sản, chuyển dạng ung thư về lâu dài.

4. Sùi mào gà có cần điều trị không? Nếu không điều trị sẽ có biến chứng gì ?

Hơn một nửa số người mắc HPV (sùi mào gà, không có biểu hiện) có thể tự lành trong 1-2 năm. Số còn lại virus sẽ tồn tại dai dẳng và hoặc tiến triển gây tắc nghẽn các ống tự nhiên (hậu môn, âm đạo, niệu đạo); gây loạn sản, chuyển dạng dẫn tới ung thư. Do đó một khi đã xuất hiện thương tổn sùi mào gà thì cần thiết phải điều trị. Điều trị giúp loại bỏ thương tổn, giảm nguy cơ lây nhiễm, chuyển dạng ung thư,tránh biến chứng bội nhiễm, tắc nghẽn.

 

Đọc tiếp: Điều trị bệnh sùi mào gà

 

Viết bài: adminquantri

Đăng ký ngay